Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
CSAED

5 phương pháp giảng dạy mới góp phần thay đổi giáo dục

Tin tức

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, và giáo dục nói chung đang tiến khá chậm chạp. Ngày nay, giáo dục đang  hướng tới một tương lai với những thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt của con người, khả năng thích ứng, phương pháp tư duy, đặt vấn đề đúng và khả năng quản lý.

Chúng tôi vô cùng quan tâm đến tương lai của việc học. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ những phương pháp, cách thức sáng tạo để cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh và lãnh đạo nhà trường,  để truyền cảm hứng cho những người muốn cống hiến cho công việc mà họ đang làm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng nhiều nhà giáo dục (nếu không phải hầu hết) đang phải vật lộn trong quá trình thay đổi để điều chỉnh công việc giảng dạy hiện tại để đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi trong tương lai. Đối với những thầy cô giáo mới bước chân vào thế giới của những đổi mới, cải cách trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi  đưa ra một cách khái quát năm phương pháp giảng dạy mới, quan trọng nhất đang tạo ra tác động tích cực đến công việc học tập của học sinh trong thế giới hiện đại.

  1. Cá nhân hóa việc học

Việc học được cá nhân hóa ở trình độ cao. Ở các mô hình giảng dạy truyền thống, người ta tạo ra các chuẩn giáo dục dựa trên mức độ trung bình của các học sinh. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của xã hội khái niệm đó gần như không thực sự tồn tại. Nền giáo dục không thể và không bao giờ cung cấp cho một cá nhân học sinh mọi thứ họ cần. Việc học cần phải được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu, khả năng, tính cách và năng lực của người học. Chính vì vậy các nhà giáo dục phải tìm cách điều chỉnh mức độ thử thách, nội dung bài học và phong cách giảng dạy theo từng nhu cầu của học sinh.

Điều này khiến công việc giảng dạy trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là đối với những người đang trực tiếp làm công việc giảng dạy.  Nó đòi hỏi, những lí thuyết về việc lấy người học làm trung tâm phải được áp dụng một cách triệt để. Nhưng quá trình cá nhân hóa học tập là một thách thức xứng đáng để các giáo viên, các nhà giáo dục quan tâm đầu tư thời gian, công sức. Các mạng lưới như Trường học Silicon đã từng chứng kiến những thành công lớn thông qua cách tiếp cận chặt chẽ và được quản lý tốt trong quá trình học tập cá nhân hóa.

  1. Học tập dựa trên dự án 

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, và giáo dục nói chung đang tiến khá chậm chạp. Ngày nay, giáo dục đang  hướng tới một tương lai với những thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt của con người, khả năng thích ứng, phương pháp tư duy, đặt vấn đề đúng và khả năng quản lý dự án và con người.

Những mối quan tâm chung liên quan đến khái niệm Dạy học dự án chính là sự chuẩn bị cho trường đại học và nghề nghiệp tương lai.

Giáo viên đóng một vai trò quan trọng nếu không muốn nói là đặc biệt quan trọng trong dạy học theo dự án. Họ trở thành cộng tác viên và huấn luyện viên thay vì người giảng giải, truyền thụ tri thức. Giáo viên chính là người giúp đỡ học sinh điều hướng các dự án đầy thử thách. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm, chúng tôi tập hợp một hướng dẫn có thể giúp bạn bắt đầu. Mạng công nghệ mới cũng cung cấp một ví dụ tuyệt vời.

  1. Giáo dục trải nghiệm

Giáo dục trải nghiệm là gì và tại sao nó có vấn đề? Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã gặp phải khi lần đầu tiên bắt đầu áp dụng nó vào khoảng hơn một năm rưỡi trước.

Tất cả chúng ta đều biết rằng nó rất có giá trị khi dành thời gian cho học sinh ra khỏi lớp học. Chúng ta sẽ tiến xa hơn một bước, khi tập trung vào việc tích hợp các kiến thức học được trong nhà trường và cộng đồng. Thông qua các tình huống thực tiễn, học sinh với các công cụ và kỹ năng cần thiết để cộng tác, suy nghĩ nghiêm túc và giải quyết những thách thức phức tạp. Học tập qua trải nghiệm tăng cường sự tham gia của học sinh, kết nối học sinh với cộng đồng trong một thời đại con người sống khá cô lập.

  1. Đánh giá quá trình

Đánh giá quá trình có lẽ là nội dung nhẹ nhàng nhất mà giáo viên có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy. Đánh giá quá trình về cơ bản khác với đánh giá tổng kết truyền thống ở chỗ nó được thiết kế để cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện việc điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy thay vì tập trung vào kết quả xem liệu một học sinh có đạt được mục tiêu hay không khi kết thúc một bài học.

Đánh giá quá trình khiến giáo viên và học sinh cảm thấy ít căng thẳng hơn so với đánh giá tổng kết. Nó là một phần quan trọng của việc học tập cá nhân và học tập dựa trên việc phát triển năng lực.

  1. Giáo dục kiến tạo

Giáo dục kiến tạo bao gồm cả các STEM, các dự án sáng tạo cho phép học sinh của bạn cơ hội được sáng tạo ở những phương diện khác nhau trong khi các môn học riêng biệt không cho phép điều đó. Các giáo viên nhận thấy những nội dung học sinh học được có cơ hội được biến thành các sản phẩm cụ thể.

Có hàng triệu điều mới mẻ và hiệu quả mà giáo viên có thể thử trong lớp học của mình. Đây chỉ là một số ít, nhưng rất cần thiết với các lớp học hiện đại. Và nếu bạn mới bắt đầu trên hành trình đổi mới, chúng tôi rất muốn ở bên cạnh bạn để cùng chia sẻ những khó khăn bạn phải.

Nguồn: taogiaoduc.vn

Đang tải....